Sinh viên lười
Tổng số bài gửi : 7 Points : 27116 Join date : 26/01/2010 Age : 35 Đến từ : Long An
| | Tiêu đề: Tình Yêu Của VICTOR HUGO 29/1/2010, 09:22 | |
| http://www.lienviet.net/vartg.php?art=1177. doc thu xem hay khonh nhe!
Tình Yêu Của VICTOR HUGO ( Nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch Pháp )
Cuộc đời là những bông hoa, tình yêu là mật ngọt. Ở tuổi 18 mộng mơ, Victor Hugo đã nói với nàng Adèle như thế. Suốt mấy tháng nay, chàng khắc khoải đợi chờ từng giờ từng phút, mong sao đêm đến thật nhanh để cùng thân mẫu và hai em đến gia đình ông Foucher chơi.
Trong không khí ấm cúng, yên lành nơi phòng khách, các bà ngồi cạnh lò sưởi may vá, thì thầm trao đổi với nhau vài câu rồi cắm cúi vào công việc. Ông Foucher đứng cạnh của sổ, nhìn mông lung ra vườn. Cây phủ đầy bóng tối, vẻ như trầm tư nghĩ ngợi. Hai cậu bé im lặng vui đùa với các chú lính chì và con ngựa gỗ sơn màu tro. Hugo đứng thu mình một góc, kín đáo chiêm ngưỡng nàng Adèle đang chăm chỉ thêu những đóa hoa hồng lên chiếc áo gối của mình. Lòng chàng rộn lên một cảm giác khó tả. Nàng ngây thơ và kiều diễm làm sao.
Hugo tuổi 18
Thỉnh thoảng Adèle ngước mắt lên, bắt gặp Hugo đang say đắm nhìn mình, nàng mỉm cười e thẹn, nụ cười như có một mảnh lực huyền bí khiến chàng lâng lâng như lạc vào cõi thiên thai. Hugo tiến đến gần nàng, rụt rè giây lát rồi đưa cho nàng một bài thơ chàng mới sáng tác, chính thức ngỏ lời tình tự trong đó. Adèle ngừng tay thêu, cầm bài thơ lặng lẽ đọc. Những dòng chữ nồng nàn, ướp đầy hương hoa của ai kia sao mà êm ái lạ. Nó chở đầy yêu thương của bao đêm tương tư, thao thức. Adèle không ngờ chàng viết những lời tình si như thế. Nàng chưa dám nghĩ điều gì xa hơn tình bạn giữa hai người, hoạ chăng chỉ có một chút tình cảm khác thường vừa nhen nhúm trong trái tim nàng. Còn tình yêu ư ? Đâu thể một sớm một chiều đột nhập vào tâm hồn trong trắng, hồn nhiên của nàng. Adèle nhìn Hugo, ánh mắt lạ lẫm như muốn nói điều gì rồi lại thôi, Nàng đặt bài thơ lên nắp hộp chỉ màu, cúi xuống thêu nốt những chiếc gai nhọn trên các nhánh hồng, không lần nào nhìn Hugo nữa.
Đêm ấy trời không dông bão, nhưng sao Hugo thấy những miến ngói đỏ trên mái nhà bị gió cuốn bay đi đâu mất, tuyết đang đổ ập xuống người chàng, càng lúc càng dày, nhốt chàng trong một khối băng lạnh giá. Chàng run rẩy, gương mặt tái xanh đầy nỗi tuyệt vọng, u buồn.
Một tuần lễ sau, Hugo quyết định đến nhà ông Foucher ngỏ lời cầu hôn với nàng Adèle. Hôm đó chàng mặc bộ lễ phục trang trọng nhưng không giấu được vẻ mệt mỏi sau bao đêm thức trắng. Ông Foucher từ chối khéo vì ông không thể gả Adèle cho một chàng trai không có một đồng xu dính túi, lại nhất định sống bằng nghề viết văn, dù cho ông đã nghe nhiều lời ngợi khen về chàng trai này. Cõi lòng tan nát, Hugo ra về, trút tất cả tâm sự nặng nề của mình lên những vần thơ ai oán, nhưng chàng vẫn tin rằng ông Foucher sẽ nhường bước, chấp nhận chàng là một thành viên của gia đình ông.
Đêm đó, thứ sáu, 15 tháng 3 năm 1822, Victor viết thư cho Adèle, lòng chàng đầy những súc cảm phức tạp.
Anh yêu em suốt đời, ngày một yêu thêm. Tâm hồn anh là của em. Đời anh là không thuộc về em thì anh mất hết thăng bằng, anh sẽ chết, chết vô phương cứu chữa. Adèle, anh đang suy tính thư này sẽ đưa đến cho anh hy vọng hay tuyệt vọng ? Nếu em yêu anh, hẳn em thấy anh vui đến mức nào ! ... Ôi, bây giờ em đã là của anh, sau cùng em đã là của anh, sẽ thức giấc trong cánh tay anh, mình sẽ sống bên nhau. Hugo mơ màng tưởng tượng Adèle sẽ là người vợ tuyệt vời của mình. Chàng viết tiếp : Giờ đây em hẳn là của anh rồi ! Giờ đây anh được gọi tới trần gian để hưởng cái hạnh phúc của thiên đàng. Anh thấy em là người vợ trẻ của anh, rồi là bà mẹ trẻ, nhưng bao giờ cũng vẫn là em, dịu dàng âu yếm trong đời sống vợ chồng, trong sự trinh trắng của mối tình đầu. Em yêu, hãy đáp lời anh, nói cho anh nghe em hiểu thế nào là một mối tình muôn kiếp không tan ? Đây là hạnh phúc đôi ta trong ngày sắp tới. Tạm biệt thiên thần của anh, Adèle yêu quý của anh, tạm biệt nhé. Xinh hôn mái tóc em rồi đi ngủ. Vẫn còn phải xa em nhưng vẫn mơ đến em được.
Tạm biệt . Hãy tha thứ cho sự cuồng loạn của chồng em, hôn em, tôn thờ em cả kiếp này sang kiếp khác. ..
Ngày 27 tháng 6 năm 1822, thân mẫu Hugo qua đời, một tai họa khủng khiếp giáng xuống đầu chàng khiến chàng ngã quỵ Nỗi đau khổ như những bóng ma nhe nanh múa vuốt, cào bấu những móng nhọn hoắt vào tâm hồn chàng, xé toạc nó ra, quăng lên bầu trời Paris xám xịt, rồi bay tan tác trong cái rét buốt của mùa đông. Hãi hùng trước cảnh cô đơn đang vây bủa mình, Hugo lại đến thỉnh cầu ông Foucher một lần nữa. Và lần này chàng lại bị con người lý trí cự tuyệt, thẳng tay đuổi chàng ra khỏi nhà khi thấy nàng Adèle thương cảm và ưng thuận chàng.
Ông bà Foucher bàn với nhau và đem con gái đến thị trấn gần đó để ngăn chặn việc Hugo quyến rũ con gái mình.
Nhưng Hugo quyết tâm đạt cho bằng được mục đích, chàng lẽo đẽo cuốc bộ, đi theo hướng chiếc xe ngựa vừa mất hút, bỏ lại phía sau một đám bụi mù. Chàng lê bước ròng rã suốt ba ngày trời mới đến thị trấn, mỗi bước đi chàng đều tưởng tượng đến Adèle và trong lòng nung nấu một ý chí sắt đá "niềm hạnh phúc lớn nhất ở đời là niềm tin rằng là mình được yêu". Tình yêu mạnh hơn cái chết, nó là đấng toàn năng tái sinh con người. Sự xa cách của tình yêu như gió đối với lửa, nó dập tắt ngọn lửa nhỏ nhưng thổi bùng ngọn lửa lớn, và gió đông, một hỏa diệm sơn đang phun trào trong trái tim cuồng nhiệt yêu đương của Hugo. Chàng phải đạt được những gì chàng muốn như thi hào Hungari, Sandor Petofi đã viết :
"Tình yêu là rượu ngon Vì các ngươi ta sống Vì tình yêu lồng lộng Tôi xin hiến đời tôi. "
Cuối cùng, ông Foucher đành nương tay, chấp nhận cho Hugo cưới Adèle với điều kiện chàng rể tương lai phải kiếm đủ tiền nuôi vợ mình. Hugo mở cờ trong bụng, chàng giam mình trong phòng suốt mười lăm ngày như một nhà tu khổ hạnh, sau đó, tác phẩm Bug- Jargal và các đoản thi (odes) ra đời, tạo nên một tiếng vang lớn vượt ra ngoài thủ đo Paris hoa lệ, đưa Victor Hugo lên ngang hàng với các bậc đàn anh văn chương trong nước Pháp. Nhà vua ăn ý cấp cho chàng một ngàn quan. Thế là ngày 12 tháng 10 năm 1822, hôn lễ của Hugo và Adèle diễn ra tại thánh đường Saint Sulpice ở Paris. Cuộc tình bẩy năm đằng đẵng trong hồi hộp, lo âu của Hugo được đền bù xứng đáng. Hạnh phúc có mặt, nhưng trong tương lai, tình yêu có chấp cánh bay cao trên quỹ đạo hôn nhân hay không, hoàn toàn tùy thuộc vào thời gian và sự chung đụng giữa hai thuộc tính của âm và dương. Bởi vì, "người đàn bà đẹp là thiên đường của cặp mắt và địa ngục của tâm hồn". Chỉ sợ rằng "Chim họa mi chỉ hót mấy tháng mùa xuân rồi lúc sinh nở thì im hơi lặng tiếng". Hugo muốn vun trồng cái cây hạnh phúc lứa đôi của mình, muốn nở phải nở những chiếc lá trường sinh và nụ hồng bất tử, nhưng nghịch cảnh đã xảy ra khi chàng và Adèle còn đắm say trong những năm tháng đầu chung sống. Một nhân vật thứ ba xuất hiện trong đời sống tình cảm của Hugo và Adèle. Hắn cố tình giơ chiếc kéo đam mê, tội lỗi của mình cắt đứt mọi sự ràng buộc của hai trái tim đang dạt dào nhịp đập. Người đó là Sainte Beuve, một nhà phê bình văn học, bạn thân của Victor Hugo, Hắn là một nhân vật phản diện của cuốn tiểu thuyết "cuộc đời", ngoại hình nhỏ bé, ranh mãnh, xấu xí đượm một ít thông minh hiện lên từ khuôn mặt chuột tinh quái. Bề ngoài hắn tỏ vẻ điềm đạm nhưng chứa đựng bên trong một sự sôi nổi, phá tung xiềng xích đạo lý của người đời. Hắn mê Adèle như điếu đổ. Ai củng biết điều đó, nhưng người ta cũng xem đó là chuyện đùa, bởi vì Adèle yêu Hugo hơn bản thân mình, không thể có sức mạnh ngoại biên nào có thể cuốn hút tâm hồn Adèle ra khỏi lãnh thổ tình yêu của Victor Hugo. Hằn ngợi ca Hugo không tiếc lời nhưng trong thâm tâm hắn lấy làm khó chịu trước sự thành công, tài năng của Hugo và tấm lòng chung thủy của Adèle dành cho chàng. Sainte Beuve bất chấp tất cả, lương tâm và trí thức khoa học xã hội trong con người hắn không đủ sức kìm hãm con người đam mê bất kham đang muốn nhảy xổ ra khỏi lý trí của hắn. Đêm nọ, Vitor Hugo không có mặt ở nhà. Sainte Beuve bạo dạn xông vào nhà Hugo, men rượu tiếp sức cho hắn, xúi giục hắn tỏ tình với Adèle. Nhưng mối tình rồ dại của hắn chạm phải lời khước từ lạnh lùng quyết liệt của người đàn bà nguyện suốt cuộc đời chỉ tôn thờ một người đàn ông. Tình yêu không phải là vật bố thí cho những kẻ ăn mày tình cảm và tình yêu đích thực không thể chứa đựng hai hình ảnh trong nó ngay cùng một lúc. Adèle không thích thú gì trước gã đàn ông mặt mày đang bị con ma rượu hành hạ kia. Nàng khôn khéo tìm cách đuổi hắn về, nhưng hắn giả say, ngã vật lên chiếc ghế nệm trong phòng khách, đầu óc hắn quây cuồng, lờ mờ một ý tưởng tội lỗi, muốn chiếm đoạt thể xác đang căn đầy nhựa sống trước mắt hắn. Sainte Beuve chống tay lên thành ghế, gượng đứng dậy, hình ảnh kiều diễm của Adèle chập chờn như đang nhảy múa trước mắt hắn. Sainte Beuve chồm tới, ôm Adèle trong vòng tay run rẩy của kẻ bị quỷ ám. Người đàn bà giận dữ nhưng cố nén những lời thóa mạ đang muốn chực trào ra khỏi cổ họng. Adèle gỡ cánh tay hắn ra, đẩy hắn về phía cửa phòng khách, nét mặt đanh lại, lạnh lùng đến ghê sợ…
Mấy ngày sau, lúc Hugo về nhà, Adèle vẫn tỏ vẻ bình thản, không nói với chàng hành động bất thường của Sainte Beuve. Nàng sợ rằng tình bạn giữa hai người đàn ông sẽ đổ vỡ vì một chuyện không hay ho như thế này. Nhưng rồi một bi kịch không thể tưởng tượng được xảy ra, mặc dù Adèle im lặng.
Sau lần thất bại cay đắng, mang mối nhục nhã về nhà, Sainte Beuve càng căm tức Vitor Hugo hơn. Bản chất thấp hèn từ lâu ngủ quên trong tiềm thức đã trỗi dậy khiến hắn nghĩ ra một âm mưu thâm đọc. Sainte Beuve nhắn gặp riêng Hugo trong đêm dạ hội mừng Giáng sinh. Hắn cho chàng biết rằng hắn đã yêu Adèle, đã say đắm nàng đến nỗi không còn có thể sống được nếu thiếu nàng. Vốn trầm tĩnh nhất trong vũng bùn của Paris, nhà văn Lamenais đã nhận định về Victor Hugo như thế, chàng bình tĩnh bảo với Sainte Beuve rằng tình bạn giữa hai người vẫn còn nguyên vẹn, không ai cấm nhà phê bình văn học đó yêu, nhưng Hugo khuyên bạn mình nên bình tâm trở lại, đừng vì trong khoảnh khắc cuồng si mà gây ra những bất hạnh cho cả ba người. Suốt buổi dạ hội Hugo không nói gì thêm với Sainte Beuve. Lòng chàng đang bị chấn thương, đau khổ dữ dội nhưng chàng cố tạo vẻ bình thản, vui cười với mọi người trong đêm hội tưng bừng, náo nhiệt ấy.
Mười năm chăn gối vợ chồng đủ sức tạo nên sự vĩnh cửu của tình yêu đến ngày răng long bạc tóc, nếu trời già cay nghiệt không đẩy những oái oăm ra sân khấu cuộc đời. William Shakespeare đã viết vỡ kịch Othello ở nước Anh hơn một thế kỷ trước khi Victor Hugo hiện hữu giữa trần gian. Và không biết rằng đại văn hào đó cảm thông với người dũng sĩ da đen của mình như thế nào, nếu ông sống lại, chứng kiến nỗi đau đớn của Hugo. Lúc này, chắc ông sẽ viết lại, những giằng xé nội tâm của Othello kinh khủng hơn trong ‘’ sự nghi ngờ lòng chung thủy của người vợ mà mình hằng yêu thương, tin tưởng‘’.
Từ khi Sainte Beuve, nhà học giả uyên thâm tội lỗi tự thú lòng mình. Victor Hugo nhìn Adèle bằng con mắt khác. Tại sao người bạn chí cốt đó bạo gan nói lên những điều ghê gớm như vậy ? Phải chăng đã có sự đồng tình ít nhiều gì của người đàn bà ? Chàng đau khổ hét lên rằng : ‘’Bây giờ tôi tin chắc là người yêu quý nhất đã hết yêu tôi. Chỉ một giọt độc dược ấy cũng đủ đầu độc đời tôi‘’.
Hugo lạnh nhạt dần với Adèle, tìm cách xa lánh nàng mặc cho nàng khóc lóc, van xin, giãi bày hết lời. Tình yêu và tình bạn đã chấm dứt. Adèle và Sainte Beuve đã biến mất khỏi trái tim mệt mỏi của Hugo. Nhưng vì danh dự gia đình, vì lòng tự trọng không cho phép, Hugo không ly dị vợ. Mái nhà êm ấm kiểu tiểu tư sản ấy được bảo vệ tới cùng, mọi chuyện đều được bưng bít, giấu kín trong sự đau khổ tột cùng. Nhưng cây kim bọc trong giẻ có ngày cũng lòi ra. Cả Paris xôn xao bàn tán. Ngày nay, vẫn còn một số người tin rằng Adèle và Sainte Beuve có dan díu với nhau, họ đã vụng trộm ái ân nên Victor Hugo mới lạnh lùng và xa lánh như vậy.
Adèle Foucher
Năm tháng dần trôi, cuộc đời tình ái của Hugo chuyển sang khúc quanh khác, một thiên tình sử mới bắt đầu và trái tim thoi thóp của Hugo lại đập vang nhịp trống của một kẻ lao mình ra mặt trận tình yêu.
Trong rạp hát Porte Sainte Martin ở thủ đô Paris, các diễn viên ngồi thành vòng cung chăm chú lắng nghe và nhìn từng động tác của Victor Hugo khi nhà văn đọc kịch mới nhất của mình. Vở Lucrèce Borgia.
Đến màn thứ ba, lúc Juliette bước ra sân khấu, bỗng một mãnh lực vô hình cuốn hút mắt Hugo vào người đàn bà 27 tuổi trong vai công chúa Negroni này. Nàng liếc nhìn chàng, khẽ chớp mắt ra chiều cảm động.
Đất trời như vừa tặng Hugo cốc rượu vang, cố gắng lắm mới đọc tiếp được.
Maffio : Tình bạn không thể làm đầy mọi con tim, thưa lệnh bà. Negroni : Thế cái gì làm đầy mọi con tim ? Maffio : Ái tình. Negroni : Ông luôn luôn có ái tình trên môi. Maffio : Còn lệnh bà thì trong mắt.
Rồi nàng công chúa lộng lẫy bước ra sân khấu. Những lời đối thoại hình như không giống kịch bản mà bộc phát ngẫu nhiên do cảm hứng bất ngờ. Hugo đưa mắt nhìn nàng khuất sau cánh gà, lòng bâng khuâng khôn tả, nhưng đâu biết tâm trạng nàng chao đảo chả kém gì chàng : ‘’Một luồn ánh sáng đã từ tim em soi thấu tim anh, như ánh bình minh soi sáng một hoang tích điêu tàn‘’.
Thế rồi, tình yêu nồng nàn đã thơm từng con chữ các vần thơ. Chỉ trong vòng nữa tháng, những cánh thư hồng chứa đầy nỗi nhớ thương được trao đi gửi lại, gắn chặt hai tâm hồn vào một nhịp tình say đắm.
Đêm 12-2-1833, Paris rực rỡ những ánh đèn, Hugo len giữa dòng người đang xuôi ngược, vui đùa trên đại lộ Sainte Martin trong ngày lễ Ba Béo (Mardi Gras ).
Chàng vừa bước lên thềm nhà của Juliette, cánh cửa hé mở, và từ trong bóng tối một vòng tay cuồng nhiệt ôm siết chàng. Nụ hôn đầu đã khiến cho thời gian như ngừng lại. Cái khoảnh khắc thiêng liêng đó còn ngọt say trong tâm tưởng của Hugo suốt hai mươi năm trời. Mãi đến sau này, một ngày cuối đông năm 1854, chàng đã gửi thư cho nàng, nhắc nhở những rung cảm trong đêm lạ thường đó. Không riêng gì chàng, đêm đầu tình va chạm cái rát bỏng của Adam và Eve đã khiến Juliette từ bỏ mọi ảo tưởng xanh đỏ của đèn màu sân khấu, quên hết thực tại, để bước vào thế giới bí ẩn trác tuyệt hết thực tại, để bước vào thế giới trác tuyệt của ái tình. Hai người bên nhau im lặng, lắng nghe cả con đường hoan lạc, hát ca ở bên ngoài, những chiếc mặt nạ chợ phiên được trao nhau trong vô vàn âm thanh hạnh phúc.
Sáng hôm sau, buổi chia tay như bài thơ lãng mạn. Chàng ra đi trong cái lạnh của cơn mưa. Từ cửa sổ, nàng mỏi mắt nhìn dáng chàng chàng co ro xa khuất ở ngã tư đường, mắt nàng long lanh ngấn đỏ. Nàng mỉm cười vấn vương khi chàng quây lại, và vẫy vẫy tay chào, nhưng nào ai biết được, nổi cô đơn khủng khiếp chợt búa vây người ở lại, đuổi theo gót người đi.
Anh không bao giờ quên buổi sáng hôm đó, khi từ nhà em ra đi, lòng reo vui. Ngày vừa rạng, mưa tầm tã. Những chiếc mặt nạ nham nhở, dính đầy bùn đổ xuống đại lộ Temple trong tiếng cười. Họ say sưa. Anh cũng thế. Họ say vì rượu, còn anh vì tình. Trong tiếng la hét của họ, anh nghe bài ca lòng anh. Anh không thấy những bóng ma chung quanh mình, bóng ma của cuộc vui chết, của cuộc lễ tàn. Anh thấy em, chiếc bóng ưu ái và sáng loáng trong đêm. Mắt em, trán em, nụ cười em đều nồng say như nụ hôn. Ôi bình minh giá lạnh và mưa dầm trên bầu trời, ngập ánh nắng và nồng cháy trong lòng anh.
Tháng 3-1833, Victor Hugo hoàn thành vở kịch trong vòng ba tuần lễ. Juliette được cho đóng vai Jane. Những tường vinh quang sẽ đến với nàng, nhưng do lòng đố kỵ tài năng của những cô đào khác – một số người âm mưu hạ bệ Juliette ngay trong xuất diễn đầu tiên. Chưa hết mãn đầu, nàng bị khán giả huýt gió, quăng cà chua như đuổi một kẻ vô duyên làm trò hề giữa cảnh ma chay tan tóc. Sự thất bại khiến nàng đau đớn đến độ bỏ vai diễn nữa chừng và suốt đời không hề dám đặt chân lên sân khấu nữa. Hugo không buồn vì giấc mơ ngệ thuật của người yêu chóng lụi tàn, mà chàng chỉ thấy khó chịu khi thỉnh thoảng người yêu đem đồ nữ trang và y phục sân khấu ra khoe – những thứ nhân chứng của một thời dễ dãi đã qua.
Trước khi gặp Hugo, Juliette đã từng là tình nhân của nhà điêu khắc Pradier – người đã tạo ra những tác phẩm do chính nàng làm người mẫu, và hiện nay những tác phẩm nghệ thuật đó vẫn còn trong các viện bảo tàng Pháp. Tên Pradier, khi đã là một nhân vật quan trọng trong chính quyền, sợ ảnh hưởng uy tín và sự nghiệp chính trị, hắn đã tống khứ Juliette, giao cho nàng nuôi đứa con gái nhỏ - kết quả của mối quan hệ tạm bợ qua đường giữa hai người. Juliette bước vào đời sân khấu, bơ vơ, lạc lõng nên sa ngã vào vòng tay ong bướm của nhiều gã đàn ông háo sắc. Cuối năm 1832, Juliette được một tay chủ hầm mỏ giầu sụ Oural say mê và phụ cấp mọi sinh vật chất cho nàng. Nhưng có gì tồn tại lâu dài giữa hai sinh thể, nếu không có tình yêu thật sự ? Tiếng gọi của con tim bắt nàng ngoảnh mặt với tất cả những tiện nghi, vô cảm trước lời van xin của người tình hờ năm cũ.
Như để chuộc lại những ‘’tội lỗi vô tình‘’ đã qua, lúc nào trong nhà, Juliette cũng đeo bài thơ của Victor Hugo trước ngực :
Đừng nguyền rủa một người đàn bà vấp ngã, Ai biết con người đáng thương đó đã ngã dưới gánh nặng nào ? Và trở thành một hột trân châu với tất cả vẻ hào nhoáng ban đầu. Chỉ cần có một tia nắng hay một tia ái tình.
Giai đoạn đầu chung sống với Juliette, Hugo phải làm việc cật lực để giúp đỡ người yêu, Juliette quả là bà chúa chổm. Con nợ hàng ngày kéo đến nhà quáy rầy không ngớt, đòi cho bằng được số tiền mà nàng vay trước đó. Hugo tính nhầm số tiền, đầu óc bỗng quay cuồng. Ngoài Juliette chàng còn phải nghĩ đến gia đình – một bà Hugo và cả bầy con. Buổi sáng nọ, chàng gửi cho Juliette một số tiền và những dòng chữ thật cảm động : " Tiền này là của em, anh vừa lãnh được cho em. Ngồi bút đã rơi khỏi tay không biết bao nhiêu lần, nhưng vì em, anh làm việc.
Năm 1835, Hugo đưa Juliette đến lâu đài Les Roches nghỉ mát vài tuần. Ngày nọ, hai người lang thang trong khu rừng ‘’trầm lặng và khuất bóng‘’. Hạnh phúc như những lá cây gia dưới lưng, nâng bổng hai người bay cao mãi đến vùng thần thoại của tình yêu. Bỗng một cơn bão tố nộ cuồng xảy đến, giữa cái mờ ảo của đất trời nghiêng ngã, tia sét vạch một đường ngoằn nghèo, sáng chói trên bầu trời xám đục, tiếng sấm vang động trong hồi ức của Hugo : ‘’Chúng mình không bao giờ quên trận bão ngày 24 tháng 9 năm 1835 đây là những kỷ niệm ưu ái đó. Vòm lá cây chỉ giúp nước mưa rơi xuống lạnh trên đầu chúng mình. Trời gầm vang, em nằm gần như trần truồng trong tay anh, gương mặt đẹp ấp vào gối anh, chỉ ngước nhìn lên để mĩm cười. Áo em ướt sũng dán vào đôi vai nõn nà. Trong suốt một trận bão đằng đẵng một tiếng rưỡi đồng hồ, không một lời ân tình nào thốt ra. Em đẹp làm sao. Anh yêu em đến không có lời nào đễ nói‘’.
Ngược lại Hugo mãi là biểu tượng của thần tình ái trong tâm hồn Juliette, là hiện thân của tài năng sáng tạo vĩ đại trong nhận thức của nàng. Sau mỗi lần gần nhau, Juliette nằm yên lặng trên giường, ngắm say mê dáng đứng của Hugo trước bàn viết. Cái suy tưởng toát ra từ vẻ trầm tư, tĩnh tại. Hugo trong lúc xuất thần đã đưa Juliette vào trạng thái ngất ngây, kỳ lạ : ‘’Em mĩm cười khi anh không thấy. Hồn và mắt em, em muốn để tất cả nơi nào mà em muốn hôn anh : Trong tóc, trên trán, trong mắt, trên môi, tất cả những nơi em được tự do mơn trớn anh. Lòng cảm phục của em câm lặng để không phá rầy cảm hứng của anh. Em cố biến thành linh hồn để sự hiện diện của em không phải là một trở ngại.
Juliette Drouet
Nhưng biển tình có bao giờ thì thầm những lời đường mật đâu ? Sau khi Hugo đắc cử Viện Hàn lâm văn chương và xông vào vũ đài chính trị với chức danh nghị sĩ, ngày 1-6-1851, biển tình đó đã nổi sóng bởi trận cuồng phong cay nghiệt của sự thật. Nàng nhận được những lá thư tình của Hugo, nhưng không phải dành riêng cho nàng mà là cho bà Biard - một nhân vật thứ ba xuất hiện âm thầm trong đời sống tình cảm của chàng suốt năm qua. Kẻ tình địch này gửi những bức thư đó cho Juliette nhằm chém một nhát quyết định vào trái tim của nàng, khai tử thần tượng Hugo. Juliette chạy ra đường la hét suốt cả ngày trời. Cuối cùng, nàng bình tĩnh trở lại, nhận ra vị trí nhỏ bé của mình trong cuộc đời chàng, người mà cả thế giới ngợi ca.
Nhưng suốt mấy ngày sau đó, nàng không thèm nói chuyện với Hugo. Và trong một trận cãi vã, hugo bỏ đi, mặc cho Juliette nằm ủ rũ trên giường với nỗi buồn mênh mông như đại dương lúc chiều tà. Sự phản bội âm thầm của Hugo bắt nguồn từ một thoáng mua vui, tìm của lạ hay chàng đã hết yêu nàng ? Juliette trằn trọc thâu đêm, không tài nào yên giấc. Nàng vẫn còn yêu Hugo tha thiết, linh hồn nàng đã gởi cho chàng từ thuở ban đầu gặp gỡ. Một cánh thư Hugo bay về khiến Juliette quên đi tất cả chuyện chàng đổi trắng thay đen.
Em sẽ thấy thế nào là tình yêu. Anh không muốn mất em. Anh không muốn hèn hạ bỏ em. Juliette, Juliette em yêu của anh. Anh xin rút lại những lời thô bạo đã nói với em do thất vọng. Không, anh không nguyền rủa em, anh tha thứ, anh yêu em, anh hôn em.
Đàn bà nào không nhẹ dạ trước lời nói ngọt ngào của người mình yêu.
Nàng tha thứ cho Hugo tất cả, bởi vì ‘’tình yêu chân thật như một ly rượu thiêng không vẩn đục lòng tự ái tối đen‘’ dầu là một chút mà thôi. Nàng hy sinh vì tình cảm riêng của Hugo, van nài chàng đừng dứt tình với bà Biard : Em chỉ muốn anh được hạnh phúc. Em cần hạnh phúc của anh như chim cần cánh. Em không thể sống thiếu hạnh phúc của anh. Tất cả những gì không phải là hạnh phúc của anh đều ghê tởm đối với em. Hãy đối xử theo ý muốn của anh. Vài tháng sau, nàng viết tiếp : Em đi lượm hạnh phúc nơi nào em thấy, ở mọi góc đường, mỗi cộc đá, em đi xin nó như kẻ ăn mày.
Sau đó, những biến cố chính trị bùng nổ trên dất Pháp, Hugo là một người yêu tự do, khi cuộc đảo chính ngày 2 tháng 10 kết thúc, chàng đã kêu gọi dân chúng và binh lính chống lại chế độ quân chủ chuyên chế Napoléon III. Một lệnh truy nã Hugo, rồi tiếp đến là xử tử.
Ngày 11 tháng 10, dưới lớp áo thợ in, Hugo vượt biên giới, bắt đầu cuộc sống lưu vong kéo dài gần 20 năm. Thời gian xa cách khiến Hugo nhạt dần tình cảm với bà Biard, nhưng lại giúp Juliette chứng tỏ trái tim mình. Nàng sang thăm chàng ở Bruxelles. Theo chàng trốn sang Jersey rồi dến Guernessey.
Người vợ chính thức của Hugo chấp nhận Juliette vào mái gia dình của mình. Bà mời nàng đến sống chung. Sau nhiều lần từ chối, cuối cùng nàng nhận lời. Hai người đã quán xuyến tất cả công việc nhà, và giúp Hugo hoàn thành bản thảo quyền ‘’Những người khốn khổ’’ (Les Misérables -1862).
Trước đó, thời gian khởi đầu thái độ chống Napoléon III, Victor Hugo đã viết Napoléon le Petit (1852). Trừng phạt (Les Châtiments – 1853 ) và Chuyện truyền kỳ theo dòng thế kỷ (La légende des siècles -1859 – 1863).
Nếu nói rằng cảm xúc của Hugo không sâu sắc bằng Lamartine hay Musset ở một vài phương diện nào đó thì cũng không ai phủ nhận. Nhưng Hugo nhạy cảm trước nhiều ‘’đối tượng’’ hơn hai nhà thơ kia. Ông luôn luôn băn khoăn, trăn trở trước ’’ sinh tồn, yêu thương, đau khổ, mất mát, hy vọng và niềm tin‘’… Và nhất là, không ai có thể so sánh với ông khi ông biểu hiện sự quang tâm đến cuộc sống người nghèo và trẻ em : qua tác phẩm ‘’Những người thợ biển‘’(Les travailleurs de la mer -1866) và ‘’Người cười’’ (L’Homme qui rit-1869) tác phẩm này xuất bản trước khi bà Hugo qua đời một năm.
Đến năm 1870, nền quần chủ Napoléon cáo chung, Hugo về nước Pháp, được nhân dân đón rước như một vị anh Hùng dân tộc. Ông tham dự chế dộ III cộng hoà, nhưng sau đó xin từ chức để viết tiếp tác phẩm trong thời gian bị lưu đày.
Mốt tình giữa ông và Juliette vẫn mặn nồng như ngày đầu mới yêu nhau. Mỗi năm, đúng ngày 17 tháng 2, ông viết cho nàng một lá thư nồng thắm để kỷ niệm ‘’thuở ban đầu lưu luyến ấy’’, và cứ thế, suốt năm mươi năm trời .
Trong buổi sinh nhật lần thứ tám mươi, Hugo nhận được một bức thư của Juliette, vẫn với giọng điệu của tình yêu thuở đôi mươi.
Anh Thân Yêu của em, em chúc anh hưởng niềm hạnh phúc mà anh xứng đáng được hưởng, mà hạnh phúc đó em không đủ sức ban cho anh. Suốt cả đời em, em chúc anh và mãi mãi chúc anh như vậy.
Em chúc anh sống lâu để nhìn thấy con của cháu Jeanne và những thành tựu của cháu Georges. Em chúc anh sống lâu sau khi em chết và đừng quên em.
Juliette
Thời gian trôi qua, Juliette vẫn một lòng tần tụy với Hugo, Chăm sóc ông từng chút một. Nàng chính là người đầu tiên đọc những tác phẩm của Hugo trong giai đoạn ‘’về hưu’’ này : ‘’Năm khủng khiếp‘’ L’Année terrible – 1872 ), ‘’Chín mươi ba‘’ (Quatre Vingt treize -1872 ), ‘’‘’ L’ Art d’ être grand père – 1877).
Ngày 1 tháng giêng năm 1883, Juliette lâm trọng bệnh, biết rằng mình không thể thoát khỏi quy luật sinh tử của con người, nàng viết bức thư cuối cùng gửi cho Hugo. Khẳng định tình yêu muôn thuở của mình, lời trăn trối cuối cùng của một người trước khi ra đi vĩnh viễn.
Anh Thân Yêu của em, giờ này sang năm, không biết rồi em sẽ ở đâu, nhưng em cảm thấy sung sướng, hãnh diện ký tên ở bên dưới tờ chứng chi cuộc đời em bằng ba chữ : EM YÊU ANH.
Juliette
Nhưng nàng vẫn cố chống chọi được với tử thần hơn bốn tháng nữa. Rồi chuyện gì đến ắt sẽ đến. Hugo luôn luôn nhớ rằng ngày 11- 5- 1883 là ngày nặng nề nhất đối với ông, là ngày không chỉ tang tóc bao trùm lên đầu ông. Juliette qua đời, thọ 78 tuổi. Ông buồn đến độ không đủ can đảm đưa linh cữu người tình đến nơi an nghỉ cuối cùng ở Sainte–Mandé, nơi đó có tấm mộ bia để năm câu thơ do chính Juliette chọn trước khi nói lời vĩnh biệt :
Khi tôi chỉ còn là một nhúm tro lạnh Khi đôi mắt tôi nhắm lại với đời sống Hãy nói cho tôi biết kỷ niệm đã ghi tạc được vào lòng chàng không ? Thế giới hưởng được tư tưởng của chàng Còn tôi được tình yêu của chàng.
Kể từ đó, Hugo chỉ còn là chiếc bóng cô đơn, lặng lẽ ra vào căn phòng trống lạnh của người yêu – nơi chứa biết bao tình niệm của đời ông. Héo hắt như ngọn đèn dầu sắp cạn trong hai năm cuối cùng, Hugo vẫn thấy Juliette hiện về trong mỗi lần nỗi nhớ đưa trí tưởng tượng đi xa, luôn ở bên mình như chưa bao giờ đi xa vĩnh viễn.
‘’Phải, Juliette và Hugo mãi mãi bên nhau trong kí ức‘’
Bạch Tuyết France, Paris 12.2004 |
| |
|