Diễn Đàn Lớp Quản Lý Đất Đai-DH07QL

Học tập, Giao lưu, Thảo luận, Trao đổi và Giải trí
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
News & Announcements
  • DH07QL - Forum
vietnaldo (741)
badong (348)
hoangxuanhung (150)
cristiano (110)
chuoi (103)
leduyson (89)
cafe_ko_duong (88)
vm@khuyen_277 (59)
Drizzle (58)
vomytrinh (41)

KINH TẾ VĨ MÔ DỰA TRÊN HÀNH VI VÀ HÀNH VI KINH TẾ VĨ MÔ (TIẾP)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giảThông điệp

kỷ sư
kỷ sư
badong
badong


Nam Tổng số bài gửi : 348
Points : 26630
Join date : 22/01/2010
Age : 35
Đến từ : TPHCM

Bài gửiTiêu đề: KINH TẾ VĨ MÔ DỰA TRÊN HÀNH VI VÀ HÀNH VI KINH TẾ VĨ MÔ (TIẾP) KINH TẾ VĨ MÔ DỰA TRÊN HÀNH VI VÀ HÀNH VI KINH TẾ VĨ MÔ (TIẾP) Empty30/3/2010, 23:17




KINH TẾ VĨ MÔ DỰA TRÊN HÀNH VI VÀ HÀNH VI KINH TẾ VĨ MÔ (TIẾP)

Bài diễn thuyết đoạt giải, ngày 8 tháng 12 năm 2001

GEORGE A. AKERLOF*

Khoa kinh tế, Đại học Berkeley, California, CA 94720-3880, Hoa Kỳ.

Phiên Dịch: Hồ Phương Trang

Noi gương theo người tiền nhiệm hợp đề tân cổ điển của nó, Kinh tế học vĩ mô Tân cổ điển dựa trên mô hình cân bằng chung và cạnh tranh. Nhưng nó khác biệt ở chỗ tập trung hơn vào nhấn mạnh tất cả những quyết định - nhu cầu tiêu dùng và khả năng cung cấp lao động của từng hộ gia đình, sản lượng, việc làm và những quyết định về giá cá của các nhà sản xuất, tiền công thoả thuận giữa người làm công và công ty - tất cả các quyết định này đều phù hợp với hành vi mang tính cực đại. 4 Kinh tế học vĩ mô Tân cổ điển vì thế từ bỏ việc thừa nhận tiền lương cố định. Để giải thích cho sự thất nghiệp và những dao động của nền kinh tế, các nhà kinh tế học Tân cổ điển ban đầu dựa vào những thông tin không hoàn hảo và sau đó thì dựa vào sự đột biến của công nghệ.

Lý thuyết mới ít nhất đã tiến một bước vào một khía cạnh: những quyết định của giá cả và tiền công bây giờ dựa chủ yếu vào sự thiết lập nhỏ nhất. Nhưng những lý thuyết dựa trên hành vi này quá thô sơ đến nỗi mô hình phải đối mặt với một khó khăn vô cùng lớn khi giải thích ít nhất là sáu hiện tượng thuộc về kinh tế vĩ mô. Trong một vài trường hợp, sự mâu thuẫn theo logíc với những kết luận then chốt của mô hình tân cổ điển sẽ dẫn tới những phủ nhận hoàn toàn hiện tượng trong câu hỏi. Mặt khác, những lời giải thích chỉ đơn thuần là sự quanh co. Sáu hiện tượng đó là:

- Sự tồn tại của thất nghiệp không cố ý: Trong lý thuyết tân cổ điển, một công nhân bị thất nghiệp có thể dễ dàng nhận được một công việc bằng cách chấp nhận làm việc với một mức lương thấp hơn mức trung bình của thị trường một chút; bởi vậy sự thất nghiệp không cố ý là không thể tồn tại.
- Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ tới sản lượng và việc làm: Trong lý thuyết tân cổ điển, chính sách tiền tệ là tất cả trừ việc không có hiệu lực trong việc thay đổi sản lượng và việc làm. Khi những thay đổi trong cung tiền tệ hoàn toàn được dự đoán trước thì giá cả và tiền lương cũng thay đổi tỉ lệ thuận với nó; tiền lương thực tế và giá tương đối là cố định và điều này hoàn toàn không có ảnh hưởng tới nền kinh tế thực tế.

- Thất bại của việc giảm lạm phát để thúc đẩy nên kinh tế khi tỷ lệ thất nghiệp cao: Mô hình tân cổ điển đưa ra một đường cong gia tốc Phillips với một tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên duy nhất. Nếu tỉ lệ thất nghiệp rơi xuống dưới tỉ lệ tự nhiên này thì lạm phát sẽ tăng. Còn nếu tỉ lệ thất nghiệp ở phía trên tỉ lệ tự nhiên này thì lạm phát sẽ giảm liên tục.

- Sự phổ biến của tiết kiệm khi về hưu: Trong mô hình Kinh tế tân cổ điển, từng cá nhân có quyền quyết định họ tiêu dùng bao nhiêu và tiết kiệm bao nhiêu để làm tăng tới mức tối đa một hàm thoả dụng liên thời gian. Kết quả là tiền tiết kiệm được quyết định mang tính cá nhân hầu như là tối ưu nhất. Nhưng những cá nhân thông thường tỏ ra thất vọng với hành vi tiết kiệm của mình và những chương trình bảo hiểm xã hội vắng mặt, mọi người đều tin tưởng rằng hầu hết tất cả mọi người đều tiết kiệm dưới mức. Những chương trình "Tiết kiệm bắt buộc" vô cùng phổ biến.

- Tính bất ổn của giá cổ phiếu có liên quan tới nguồn gốc của chúng: Lý thuyết tân cổ điển thừa nhận rằng giá cổ phiếu phản ánh nguồn gốc của chúng, giá trị chiết khấu của thu nhập trong tương lai sẽ chảy vào.

- Tính cố chấp bướng bỉnh của một sinh viên không có tính xây dựng: Danh sách những câu hỏi kinh tế vĩ mô của tôi được giải thích bao gồm những lý do cho sự nghèo đói bởi vì tôi xem sự phân phối lợi tức như là một đề tài trong kinh tế học vĩ mô. Lý thuyết tân cổ điển cho rằng nghèo đói là phản ánh của sự cung cấp vốn tài nguyên con người và tài nguyên khác ban đầu thấp. Lý thuyết này không thể giải thích được sự nghèo đói dai dẳng và cùng cực gắn liền với việc nghiện rượu và ma tuý, đẻ con hoang, những hộ gia đình chỉ có một người làm chủ, phụ thuộc chủ yếu vào trợ cấp xã hội và tội phạm.5

Dựa vào những gì tôi đang theo đuổi, tôi sẽ miêu tả cho mọi người những nhà kinh tế học vĩ mô dựa theo hành vi, kết hợp những kết luận theo chủ nghĩa hiện thực được thể hiện trong những quan sát tâm lý và xã hội, đã đưa ra những mô hình giải thích một cách thích đáng cho mỗi một hiện tượng kinh tế vĩ mô này như thế nào. Theo tính thần trong tác phẩm Lý thuyết chung của Keynes thì các nhà kinh tế vĩ mô dựa trên hành vi đang xây dựng lại những cơ sở căn bản nhỏ nhất, những cái đã bị đào thải bởi kinh tế học tân cổ điển. Tôi sẽ bắt đầu bản báo cáo của tôi bằng cách miêu tả lại một trong những nỗ lực đầu tiên của tôi trong lĩnh vực này, những nỗ lực đã dẫn tới sự phát hiện ra vai trò của thông tin không cân đối trong thị trường.

Một câu hỏi thứ hai gắn liền với việc thành lập cơ sở nhỏ nhất liên quan tới những lý do cho sự dẫn đầu và chậm trễ trong những thay đổi của kinh tế vĩ mô, như là sự tiêu dùng lâu dài, nhu cầu tiền tệ và giá cả. Mô hình S-s với chi phí rất lớn để tạo ra những thay đổi có thể giải thích cho sự dẫn đầu và chậm trễ này (trừ phi sự thay đổi trong câu hỏi hoặc là luôn giảm hoặc luôn tăng). Nghiên cứu tiên phong về những ảnh hưởng của mức giá S-s được thực hiện đặc biệt bởi Iwai (1981) và Barro (1972).

Caballero (tham khảo năm 1993) đã so sánh sự dẫn đầu và chậm trễ trong những mô hình như thế cùng với tình thế không có chi phí cho chỉnh sửa. Caplin và Spulber (1987) và Caplin và Leahy (1991) cũng nhìn vào những gợi ý của chính sách S-s đối với mối quan hệ giữa những thay đổi trong giá lý tưởng và giá thực tế được tính vào. Tham khảo thêm Akerlof (1973, 1979) về bản phân tích những ảnh hưởng của ngưỡng mục tiêu kiểm tra thu nhập và lợi tức ngắn hạn linh hoạt trong cầu tiền.



THÔNG TIN KHÔNG ĐỐI XỨNG

Lần đầu tiên tôi nghiên cứu những vấn đề như là kết quả của thông tin không đối xứng trong một điều tra gần đây về nguyên nhân chủ yếu của những dao động trong sản lượng và việc làm - mức độ thay đổi lớn trong giá cả của những chiếc ô tô mới.6 Tôi cho rằng tính không dễ quy đổi thành tiền mặt, dựa trên thực tế là những người bán xe ô tô đã qua sử dụng biết nhiều hơn những người mua xe đã qua sử dụng, có thể giải thích cho tính không ổn định cao của việc mua ô tô.7 Trong khi cố gắng xây dựng mô hình kinh tế vĩ mô như vậy, tôi đã bị đi trệch sang hướng khác. Tôi phát hiện ra rằng những vấn đề thông tin tồn tại trong thi trường xe ô tô đã qua sử dụng có khả năng xuất hiện ở một mức độ nào đó trong tất cả các thị trường khác. Trong một vài thị trường, thông tin không đối xứng tương đối dễ giải quyết hơn bằng giá lặp lại và danh tiếng.

Trong các thị trường khác, như thị trường bảo hiểm, thị trường tín dụng và thị trường lao động, thông tin không đối xứng giữa người bán và người mua không được giải quyết dễ dàng và dẫn tới sự đổ vỡ thị trường nghiêm trọng. Ví dụ, một người lớn tuổi thường khó khăn hơn khi nhận được một bảo hiểm sức khoẻ, những doanh nghiệp nhỏ thường có khả năng được định mức tín dụng, và những dân tộc người thiểu số thường phải chịu sự phân biệt trong thị trường lao động bởi vì tất cả mọi người được xếp cùng nhau vào thành những loại với những đặc điểm giống nhau có thể quan sát được. Sự thất bại của thị trường tín dụng là một trong những lý do chính cho sự kém phát triển.

Thậm chí nơi kỹ xảo như danh tiếng và giá cả lặp lại xuất hiện để vượt qua vấn đề thông tin không cân xứng, sự thành lập như thế trở thành một yếu tố quyết định của cấu trúc thị trường.

(Còn tiếp)

Để hiểu rõ hơn nguồn gốc của kinh tế học về thông tin không cân xứng trong thị trường, sẽ rất hữu ích khi suy ngẫm về cuộc cách mạng tri thức xảy ra vào thời điểm đó. Trước những năm 60, các nhà lý luận kinh tế hiếm khi xây dựng những mô hình kinh tế theo yêu cầu để giành được những tổ chức duy nhất hoặc những tính chất thị trường đặc biệt. Sự cạnh tranh độc quyền của Chamberlin và điều tương đương8 của Joan Robinson được giảng dạy trong chương trình cao học và thậm trí trong một vài khoá đại học, những mô hình "đặc biệt" như thế là một ngoại lệ hiếm có; chúng không được giới thiệu như là tầm nhìn trung tâm mà thay thế vào đó là những chuyến tham quan về miền quê, vì tính thích mạo hiểm hoặc cho những người có một ngày rảnh rỗi.9
Tuy nhiên, trong suốt đầu những năm 60, những mô hình "đặc biệt" này bắt đầu phát triển khi các nhà lý luận về sự tăng trưởng, nghiên cứu ra ngoài một chút những quy phạm kinh tế chuẩn về lý thuyết giá cả, bắt đầu xây dựng mô hình với những đặc điểm kỹ thuật đặc biệt: mô hình mattít-đất sét, vốn theo thời gian, và học bằng cách làm. Sự hợp nhất thành những mô hình công nghệ chuyên dụng như vậy không hề vi phạm quy phạm lý thuyết giá cả đã được thành lập, nhưng nó đã gieo hạt giống một cuộc cách mạng sắp xảy ra. Suốt mùa hè năm 1969, lần đầu tiên tôi nghe từ mô hình được sử dụng như một động từ, và không chỉ như là một danh từ.10 Không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên là một vài tháng trước tác phẩm "Thị trường cho 'những quả chanh'" được xuất bản.11

Việc mô hình hoá thông tin không cân xứng trong thị trường là để đánh giá lý thuyết những gì "sự mô hình hoá" của mô hình mattít-đất sét, vốn theo thời gian và học bằng cách làm đối với lý thuyết tăng trưởng12 Đó là ứng dụng đầu tiên của một viễn cảnh nền kinh tế mới trong đó những mô hình được xây dựng một cách cẩn thận tới những chi tiết nhỏ nhất của kinh tế học vi mô hiện thực. Sự phát triển này đã đưa lý thuyết kinh tế lại gần hơn với khuynh hướng hiện thực kinh tế. Có thể nói một cách chắc chắn rằng bản phân tích của thông tin không đối xứng là thành quả đầu tiên của mô hình mới được thực hiện này. Và nó là một thành quả chín muối nhất để thu hoạch. Trong phần còn lại của bài phát biểu này, tôi sẽ thảo luận về tỉ lệ phần trăm của mô hình mới này trong lĩnh vực mới mẻ của kinh tế học vĩ mô theo hành vi.

THẤT NGHIỆP KHÔNG CỐ Ý

Tôi đã từng có một người bạn là một nhà kinh tế học, anh ta nói với tôi rằng anh ta không thể bán được ngôi nhà của mình, lời than phiền này tôi đã nói lại một cách đầy cảm thông với một trong những đồng nghiệp của anh ta. Người đồng nghiệp ấy đã trả lời rằng chỉ có một vấn đề duy nhất ở đây: ngôi nhà đã được định giá một cách không hợp lý. Nếu được định giá ở mức thấp hơn, ngôi nhà có thể bán được, có lẽ là ngay lập tức. Nền kinh tề Tân cổ điển coi thất nghiệp cố chủ ý như là một điều bất khả thi hợp với logíc, giống như việc người bạn của tôi không thể bán được ngôi nhà của anh ta. Liệu một công nhân thất nghiệp có thể nhận được một công việc nếu người đó sẵn sàng mức lương xuống thấp hơn quy định?

Câu trả lời của kinh tế học Tân cổ điển là có: những công nhân thất nghiệp là những người đang tìm kiếm công việc (vì thế, thất nghiệp, khác với việc không thuộc lực lượng lao động) nhưng không chấp thuận công việc vì họ hy vọng một mức lương cao hơn. Những người thất nghiệp có thể không cảm thấy thoải mái khi họ không thể bán sức lao động của họ với mức lương đúng như những gì họ mong đợi, nhưng ngoại trừ những người bị ảnh hưởng bởi mức lương quá thấp hay việc mặc cả hội đồng, thì họ đều là những người thất nghiệp tự nguyện, chứ không phải không tự nguyện. Tất cả mọi người đều có thể có được một công việc ở mức lương điểm thị trường bán sạch.

Trong lý thuyết kinh tế Tân cổ điển, những thời kỳ tỷ lệ việc làm giảm sút - thời kỳ sụp đổ của chu kỳ kinh doanh - có thể bị gây ra bởi một sự giảm sút trong tổng cầu, điều này đã khiến cho những công nhân bị nhầm lẫn khi chấp nhận mức lương danh nghĩa vượt quá mức của điểm thị trường bán sạch.13 Mặt khác, tỷ lệ có việc làm giảm sút có thể do những tác động tiêu cực của cung, điều này khiến cho những công nhân phải rút ra khỏi lực lượng lao động và tránh làm những công việc đang có trên thị trường. Bất kỳ bản kê khai nào của chu kỳ kinh doanh dựa vào mức độ thay đổi tự nguyện trong quá trình tìm kiếm việc làm đều phải đối mặt với một khó khăn lớn khi giải thích tại sao số người bỏ việc lại giảm tuần hoàn với sự suy sụp. Nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng do những công nhân bỏ việc vì tiền công thấp, thì số người bỏ việc cũng tăng cùng với tỷ lệ thất nghiệp. Nhưng nếu có ít người bỏ việc hơn, chứ không phải nhiều hơn, thì tỉ lệ thất nghiệp lại tăng lên. Hành vi theo chu kỳ của những người bỏ việc vì thế không thể chối cãi được.14

(Còn tiếp)

Thay vì phủ nhận sự tồn tại thực sự của thất nghiệp không cố ý, các nhà kinh tế học vĩ mô dựa trên hành vi đã đưa ra những lời giải thích chặt chẽ cho vấn đề này. Các lý thuyết tiền lương hiệu quả xuất hiện đầu tiền vào những năm 70 và 80, đã làm cho khái niệm thất nghiệp không cố ý trở nên có ý nghĩa.15 Những mô hình này thừa nhận rằng, vì những lý do như là tinh thần, sự công bằng, sức mạnh nôi lực hày thông tin không đối xứng, những người sử dụng lao động có những động lực mạnh mẽ để trả cho công nhân của họ nhiều hơn mức lương tối thiếu nếu cần thiết để thu hút lao động.16 "Mức lượng hiệu quả" như vậy là ở phía trên điểm thị trường bán sạch, cốt để cho công việc bị hạn chế và một vài công nhân không thể có được việc làm. Những công nhân này là thất nghiệp không cố ý. Trong phần tiếp theo, tôi sẽ mở rộng lập luận này để giải thích lý do tại sao thất nghiệp không cố ý thay đổi đều đặn theo chu kỳ. Việc phát hiện theo lối kinh nghiệm khắp mọi nơi về tiền lương cho những công nhân gần như tương đương nhau lại gợi nhớ mạnh mẽ tới sự phổ biến của tiền lương hiệu quả. Rất lâu trước khi tiền lương hiệu quả chỉ là một tia sáng yếu ớt trong mắt những nhà kinh tế học vĩ mô, các nhà kinh tế lao động đã đưa ra các tư liệu về sự phân tán rộng rãi trong tiền lương qua những công việc tương đối giống nhau và giữa những công nhân với những tính cách bên ngoài giống nhau.17

Bản báo cáo của số liệu báo cáo chỉ ra rằng những công nhân có cùng phẩm chất giống nhau nhận được mức tiền lương khác nhau phụ thuộc vào nơi làm việc của họ. Ngoài ra, số liệu còn cho thấy rằng những công nhân chuyển ngành kinh doanh nhận được những thay đổi về tiền lương có tương quan với sự chênh lệch tiền lương của từng cá nhân giữa những ngành kinh doanh.18 Những ngành kinh doanh với tiền lương cao hơn (phụ thuộc vào những đặc tính riêng biệt của ngành đó) cũng có tỉ lệ người bỏ việc thấp hơn, điều này cho thấy rằng sự khác nhau trong tiền lương không đơn giản chỉ là phần chênh lệch đền bù do những điều kiện làm việc khác nhau hoặc lợi ích khác nhau 19 Bởi vậy mới tồn tại hai khái niệm "công việc tốt" và "công việc không tốt".

Sự tồn tại của công việc tốt và công việc không tốt khiến cho khái niệm thất nghiệp không cố ý trở nên có ý nghĩa: những công nhân thất nghiệp sẵn sàng chấp nhận, nhưng không thể có được những công việc giống với những việc các công nhân hiện tại đang nắm giữ mà khả năng của họ hoàn toàn giống nhau. Cùng lúc đó, những công nhân thất nghiệp không cố ý có thể không chấp nhận những công việc với mức lương thấp hay không hợp với chuyên môn cho dù chúng dễ dàng kiếm được. Định nghĩa của thất nghiệp không cố ý ẩn trong tiền lương hiệu quả phù hợp với thực tế và cân bằng với mức thuế thông thường. Một khái niệm có nghĩa khác của thất nghiệp không cố ý tạo thành một bước quan trong đầu tiên tiến tới việc xây dựng lại cơ sở cho kinh tế học theo trường phái Keynes.

Nhưng tại sao các công ty lại trả lương ở mức trên phần cuối cùng? Theo quan điểm của tôi, cách giải thích theo hướng tâm lý học và xã hội học cho tiền lương hiệu quả là có sức thuyết phục nhất.20 Ba yếu tố quan trọng nhất là: sự trao đổi qua lại (lý thuyết trao đổi quà tặng từ bộ môn nhân loại học), sự công bằng (tính công bằng từ tâm lý học) và tính đồng đội trong quy phạm một nhóm (lý thuyết mối quan hệ giữa mọi người trong nhóm trong xã hội học và lý thuyết hình thành nhóm trong tâm lý học). Phiên bản đầu tiên theo hướng "xã hội học" về lý thuyết tiền lương hiệu quả dựa trên sự trao đổi quà tặng, các công ty trả cho công nhân trên mức lương của thị trường sạch và công nhân đáp lại bằng cách làm việc cho công ty.21 Việc trả tiền lương trên mức của thị trường sạch cũng có thể được thúc đẩy bởi sự suy xét về tính công bằng: phù hợp với lý thuyết trong tâm lý học về tính công bằng, những công nhân có thể sử dụng ít sức lực và sự cố gắng của mình hơn tới mức tiền lương của họ được cho là công bằng.22 Quy phạm của một nhóm thường quyết định sự hình thành nhận thức của công nhân về việc những món quà nên được đền đáp lại như thế nào và cái gì tạo thành một mức lương công bằng. Trong phòng nghiên cứu, Fehr và đồng sự của ông đã thiết lập được cả hành vi tương hỗ và những quy phạm xã hội cho cố gắng của công nhân trong môi trường thực nghiệm.23 Phiên bản ưa thích của tôi về tiền lương hiệu quả là mô hình người trong cuộc - người ngoài cuộc, nhờ đó những người công nhân ở trong cuộc có thể ngăn cản được công ty thuyê những người bên ngoài với mức lương thị trường sạch thấp hơn mức lương người trong cuộc nhận được.24 Lý thuyết này hoàn toàn cho rằng những người trong cuộc có khả năng ngầm phá hoại việc tuyển thêm người mới vào công ty. Một nghiên cứu chi tiết của Donald Roy về một cửa hàng bán máy Illiois đã cho thấy động lực học có thể xảy ra: Trong một của hàng bán máy của Roy, người trong cuộc thành lập một nhóm trong quy phạm quan tâm tới nỗ lực và thông đồng với nhau để ngăn cản việc thuê mướn công nhân với mức lương thấp hơn từ bên ngoài. Những công nhân sản xuất nhiều hơn mức sản lượng quy định thường bị tẩy chay bởi những người khác. 25 Sự cấu kết thông đồng của những người trong cuộc chống lại những người ngoài cuộc là một động lực chính cho nhiều công ty trả lương trên mức thị trường sạch.

Một phiên bản khác của lý thuyết tiền lương hiệu quả, được đặt trong thông tin không cân xứng, coi tiền lương trên mức thị trường sạch như là một phương kể để đưa ra kỷ luật. Trong mô hình Shapiro-Stiglitz, các công ty trả lương "cao" để làm giảm động cơ trốn việc của công nhân. Tuy nhiên, nỗ lực của tất cả các công ty khi trả lương "trên mức trung bình" đẩy mức trung bình của lương lên trên mức của thị trường sạch, tạo nên sự thất nghiệp. Thất nghiệp được coi như là một phương thức để đưa ra kỷ luật, bởi vì những công nhân bị bắt quả tang đang trốn việc và bị sa thải vì thiếu cố gắng có thể được thuê lại trong một thời gian ngắn sau khi thất nghiệp. 26
Mô hình kỷ luật cho công nhân phù hợp với logíc chuẩn của kinh tế học hơn là những nghiên cứu đặt trong xã hội học và tâm lý học. Nhưng mô hình xã hội học và tâm lý học, bao gồm cả mô hình người trong cuộc - người ngoài cuộc, đều dựa vào những yếu tố bên ngoài của chiếc hộp kinh tế chuẩn, có thể đưa ra một lời giải thích tốt hơn và tổng quát hơn cho hiện tượng thất nghiệp không cố ý. Những mô hình dựa trên hành vi này nắm bắt được tầm quan trọng của Keynes, trong những chương đầu tiên của tác phẩm Lý thuyết chung, về so sánh giữa mức lương công bằng và tương đối.

(Còn tiếp)

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Một lời tuyên bố chủ yếu của Kinh tế học Tân cổ điển là chính sách tiền tệ, với điều kiện là nó phải được lĩnh hội đầy đủ, không còn có thể ảnh hưởng tới sản lượng hoặc việc làm. Những sự thay đổi hoàn toàn có thể thấy trước được trong mức cung tiền quy cho những người đặt mức tiền lương và giá cả theo lý trí để tăng hay giảm mức lương và giá cả theo danh nghĩa theo một tỷ lệ giống hệt nhau, để mặc cho sản lượng và việc làm không thay đổi. 27 Tuy nhiên, giả thuyết Tân cổ điển này mâu thuẫn với bằng chứng theo kinh nghiệm về ảnh hưởng của chính sách tiền tệ và niềm tin phổ biến vào sức mạnh của ngân hàng trung ương có thể tác động tới diện mạo chung của nền kinh tế.

Một đóng góp to lớn vào kinh tế học vĩ mô dựa trên hành vi là khi chứng minh được rằng, dưới những kết luận dựa trên hành vi có ý nghĩa, chính sách tiền tệ hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới kết quả như là kinh tê học theo trường phái Keynes đã xác nhận. Tâm lý học dựa trên kinh nghiệm đã phác hoạ những người đưa ra kết luận như là "những nhà khoa học theo trực giác", những người tổng hợp thông tin và đưa ra sự lựa chọn dựa vào cấu trúc tinh thần đơn giản. 28 Sự tin tưởng vào những quy tắc tự đặt đã bỏ quên những yếu tố mà sự quan trọng của chúng chỉ có ảnh hưởng rất nhỏ tới lợi nhuận và lợi ích. Điều này liên quan tới sự thiếu hụt của nhận thức.
Trong phạm vi giá cả và tiền lương, những luật lệ đơn giản cũng có thể là nguyên nhân của sự trì trệ của tiền lương (và giá cả chung) - hành vi "giá cả/tiền lương ổn định" chính xác mà các nhà kinh tế học Tân cổ điển đã chế nhạo một cách khinh miệt. Trong bài phê bình lý thuyết Tân cổ điển, hành vi tiền lương theo quán tính được đưa ra trong "tổng hợp tân cổ điển" là phi lý, hao tốn tiền của cho công nhân và công ty, vì thế là không tin tưởng được. Các nhà kinh tế học dựa trên hành vi đã đối phó lại bằng cách chứng minh rằng quy tắc tự đặt liên quan tới "ảo ảnh tiền" không những tầm thường mà còn có thể nhận biết được - không liều lĩnh cũng không có vẻ hợp lý: những thiệt hại từ sự tin tưởng vào những luật lệ đó là rất nhỏ. 28


Khi làm việc cùng với Janet Yellen, lần đầu tiên tôi đã chứng minh kết quả này trong phạm vi của một mô hình với mức lương hiệu quả và cuộc cạnh tranh độc quyền. Chúng tôi kết luận rằng một vài người đặt ra giá cả theo quy tắc tự đặt để giữ cho giá ổn định tiếp theo một cú sốc đối với cầu (bị gây ra bởi một sự thay đổi trong cung tiền tệ). Chúng tôi cũng chỉ ra rằng những mất mát của các công ty theo "quy tắc tự đặt" từ những thất bại của họ khi điều chỉnh lại giá cả theo một sự thay đổi trong cung tiền tệ là bậc hai (hay nói một cách khác là rất nhỏ),29 nhưng ngược lại ảnh hưởng của cú sốc tiền tệ lên sản lượng trong nền kinh tế này là bậc một.30 Chúng tôi đặt tên cho những chiến lược của quy tắc tự đặt được thuê bởi các công ty với việc đặt giá quán tính là "gần như dựa trên lẽ phải" vì những mất mát mà họ phải chịu khi bắt đầu thực hiện tối ưu hoá hoàn toàn là bậc hai ( tức là rất nhỏ). (hay nói một cách khác là rất lớn) so với mức độ của cú sốc đó.

Logíc của kết quả then chốt - sự ổn định của giá cả là vừa đủ để truyền sức mạnh to lớn cho chính sách tiền tệ - rất đơn giản. Cùng với cạnh tranh độc quyền, chức năng lợi nhuận của mỗi công ty chỉ là thứ yếu trong giá cả của nó cốt để cho chức năng lợi nhuận không thay đổi trong vùng cận biên của giá cả tối ưu của nó. Vì vậy, bất cứ sự chênh lệch nào từ giá cao nhất của lợi nhuận gây ra tổn thất cho tiền lãi là rất nhỏ - bậc hai đối với mức độ của những chệnh lệch đó. Nhưng nếu sự chênh lệch từ lợi nhuận của một số lượng lớn các công ty là bằng nhau - ví dụ, nếu tất cả họ đều chậm trễ trong việc điều chỉnh giá cả theo sự thay đổi trong cung tiền tệ - thì số dư tiền - cung tiền tệ bị giảm bởi mức giá cả - thay đổi một số lượng ít so với một tình thế với hành vi thiết lập giá cả hoàn toàn lạc quan.

Sự thay đổi đầu tiên trong số dư tiền lần lượt gây ra những thay đổi nhỏ trong tổng cầu, sản lượng và việc làm. Ví dụ, giả sử cung tiền tệ tăng tới một phân số e và một bộ phận nhỏ các công ty giữ giá của họ không thay đổi. Tổn thất của mỗi công ty, so với hành vi lạc quan, tương đối cân xứng với bình phương của e. Nếu e, ví dụ là .05 thì bình phương của nó hoàn toàn là một số rất nhỏ, .0025, bởi vậy tổn thất từ ổn định giá cả hầu như rất nhỏ. Tuy nhiên, giả sử cầu tiền tệ tỷ lệ với thu nhập, thì sự thay đổi trong sản lượng thực tỷ lệ với e. (với hành vi tăng đến tột cùng của các công ty, sự thay đổi trong cung tiền tệ khiến sản lượng không thay đổi.) Vì thế những chệch hướng nhỏ từ tính duy lý đầy đủ - thực tế là những chệch hướng nhỏ và hợp lý từ tính duy lý đầy đủ - làm thay đổi hoàn toàn kết luận rằng những thay đổi mong đợi trong cung tiền tệ không hề ảnh hưởng tới thu nhập thực tế và sản lượng. 31 Hành vi định giá theo quy tắc tự đạt có rất nhiều hình thức. Ví dụ, những mô hình giá cả (tiền lương) không ổn định, trong đó các công ty giữ mức giá (tiền lương) danh nghĩa được ấn định trong một thời gian, tương xứng với quá trình định giá (hay tiền lương). 32 Trong mô hình của Taylor, trong mỗi một giai đoạn, một nửa các công ty đặt ra giá danh nghĩa, giá này họ giữ trong khoảng thời gian hai thời kỳ.33 Sự khác nhau trong mô hình này, theo như Calvo, thừa nhận rằng giá danh nghĩa được điều chỉnh trong một vài khoảng khác nhau.34

Những nhà kinh tế học Tân cổ điển phản đối cả hai sự xuất hiện của mô hình, thực tế là định giá như vậy không phải là tối ưu nhất. 35 Tất nhiên là chúng đều chính xác: thay vì giữ giá danh nghĩa không thay đổi trong suốt một khoảng thời gian cố định, các công ty của Taylor và Calvo sẽ làm tốt hơn bằng cách thành lập giá khác nhau trong một khoảng thời gian phù hợp với mong đợi của công ty về cung tiền tệ (tổng cẩu). Hành vi tối đa hoá lợi nhuận như vậy sẽ hoàn lại những thay đổi trong cung tiền.

Tuy nhiên, chiến lược định giá (và định tiền lương) của Taylor/Calvo gần như dựa trên lý trí: một số lượng nhỏ sự cứng nhắc danh nghĩa đã mô tả rõ đặc điểm của những mô hình này là phù hợp để cho phép chính sách tiền tệ tạo sự ổn định, tuy vậy những tổn hại liên quan tới một chiến lược làm cho giá cả biến đổi trong những khoảng nhất định là rất ít. 36 Có rất nhiều hình thức khác trong hành vi quy tắc tự đặt mà chính sách hoàn trả lại tiền có hiệu lực.37
Những mô hình quy tắc tự đặt đã giải đáp một câu hỏi vô cùng khó khăn đặt ra bởi Robert Lucas liên quan tới hiệu lực của chính sách tiền tệ với nhưng kỳ vọng mang tính lý trí.38 Kinh tế học tân cổ điển nhận ra rằng rất khó giải thích mối quan thoáng qua giữa tiền tệ và sản lượng. Kinh tế học dựa trên hành vi mới, với những hành vi dựa trên lý trí hợp lý, đã sản sinh ra một mối quan hệ bền chặt giữa những thay đổi trong cung tiền và thay đổi trong sản lượng.

(Còn tiếp)

Tài Liệu Trích Dẫn

39 Tham khảo Phillips (1958) và Lipsey (1960).

40 Tham khảo Gordon (1970) và Perry (1970) cho một vài đánh giá đầu tiên tại Hoa Kỳ.

41 Để đưa ra một lý do, Flanagan, Soskice và Ulman (1983) đánh giá đường cong Phillps cho rất nhiều nước khác nhau.

42 Lời giải thích khác này được đưa ra bởi Eckstein và Brinner (1972), nhưng không đưa được nó thành xu hướng chủ đạo.

43 Ở đây chúng ta nên chú ý tới lời chỉ trích của Sargent (1971) mà hệ số của lạm phát trễ sẽ không bằng 1 trong một mô hình nếu quá trình phát sinh lạm phát ổn định mà không cần bắt nguồn từ một khối thống nhất.

44 Chúng ta sẽ nhận thấy một ví dụ về xu hướng đó khi chúng ta xem xét lại lý thuyết của Summer về việc chấp nhận giả thuyết bước ngẫu nhiên dựa trên thất bại khi bác bỏ bởi những cuộc sát hạch với sức mạnh rất nhỏ phản đối lại giả thuyết thay thế.

45 Sự cố lạm phát tăng nhanh cùng với mức thất nghiệp thấp trong một thời gian dài là một dự đoán của lý thuyết. Việc lạm phát thường xuyên tăng rất nhanh dường như ủng hộ lý thuyết. Nhưng việc lạm phát tăng nhanh như thế này xảy ra khi chính phủ đánh mất uy tín trong vấn đề tài chính (và chỉ có thể trả số tiền thiếu hụt của họ bằng thuế). Điều này có thể là sự mất uy tín tài chính, không phải là để giữ mức thất nghiệp thấp, và chính vì thế lạm phát tăng rất nhanh.
46 Quan sát dựa vào Pierre Fortin trong Fortin, Akerlof, Dickens và Perry (2001)
47 Tham khảo Fortin (1995, 1996)

48 Tham khảo Bewley (1999)

49 Tham khảo Lebow, Saks và Wilson (1999)

50 Tham khảo Fehr và Goette (2000)

51 Xem Tobin (1972).

52 Xem Akerlof, Dickens và Perry (1996)

53 Điều này bị gây ra bởi làm sự tăng liên tục của làm phát giả của giai đoạn trước dẫn tới sự kỳ vọng lạm phát trong giai đoạn tiếp theo. Điều này xảy ra trùng hợp tới mức dường như yếu tố may mắn cũng đóng một vai trò trong quá trình này.

54 Mức lạm phát trong quá khứ được đưa vào trực tiếp vì việc thoả thuận tiền công cũng dựa trên mức tiền công đưa ra bởi các đối thủ cạnh tranh.
55 Xem Akerlof, Dickens và Perry (2000)

56 Công thức này cũng bị ảnh hưởng bởi quan điểm của quần chúng về lạm phát. Shiller (1997a, 1997b) đưa ra sự khác nhau giữa khung suy nghĩ của quần chúng nhân dân và các nhà kinh tế học dựa trên kết quả của các phiếu điều tra.
57 Tuy nhiên, một không nhất thiết phải là con số kỳ diệu của các kỳ trước được Sargent ghi nhận (1971).

58 Những phép hồi quy này giải quyết những vấn đề mà Sargent đưa ra rằng mô hình tỉ lệ tự nhiên tạo ra những hệ số về lạm phát kỳ vọng tỉ lệ với tỉ lệ cung tiền, và những hệ số này không cần thiết phải ngang bằng với sự thống nhất. Nếu những kỳ vọng được quan sát chính xác, các hệ số về lạm phát kỳ vọng với tỉ lệ tự nhiên phải thống nhất. Sai sót trong số liệu liên quan tới kỳ vọng sẽ hướng các hệ số giảm xuống, nhưng nó không, theo như quan sát, dẫn tới những thay đổi trong hệ số trừ phi có những thay đổi trong lỗi quan sát giữa các thời kỳ làm phát ở mức cao và thấp.

59 3.8 phần trăm từ năm 1990 tới 1999, theo như Báo Cáo Kinh Tế của Tổng Thống năm 2000, bẳng B-107.

60 Xem Nisbett và Ross (1980). Quyển sách này là một trong những tác phẩm hàng đầu về tâm lý của kinh tế vĩ mỗ dựa trên hành vi. Rõ ràng là các nhà khoa học nghiên cứu về nhận thức tâm lý có nên tảng kinh nghiệm vững chắc hơn cho những giả thuyết của họ hơn các nhà kinh tế.

61 Engen, Gale và Uccello (1999, trang 97) đưa ra một kết luận ngược lại. Họ so sánh tài sản thực sự với những tài sản bắt nguồn từ mô hình chủ nghĩa lạc quan xác định. Mô hình xác định mà họ mong muốn có tỉ số sở thich theo thời gian là 3 phần trăm. Theo như số liệu từ cuộc điều tra Y Tế và Hưu Chí tại Mỹ với một định nghĩa rộng về của cải bao gồm sự công bằng của tất cả gia đình, 60.5 phần trăm các hộ gia đình có nhiều hơn mức trung bình tối ưu về tài sản trong mô hình xác định. Nhưng tôi muốn tập trung vào kết quả khác thu được từ những sự mô phỏng của họ. Nếu chúng ta loại yếu tố đầu tư cân bằng trong gia đình khỏi vốn tài chính có thể tiêu được, và giá sử rằng tỉ giá bằng không của triết khấu thời gian, chỉ 29.9 các hộ gia đình tới độ tuổi trước nghỉ hưu là 60 hoặc 61 tuỏi có tài sản ở mức trung bình tối ưu cho những người ở độ tuổi của họ (trang 99, bẳng 5). Giống như những người thăm gia tranh luận, cả về lý do kinh nghiệm và thời kỳ, tôi cho rằng tỉ giả bằng không của chiết khấu chính xác hơn. Điều này tuân theo sở thích của con người về việc tỉ lệ tiêu dùng không giảm ở mức lãi suất bằng không (xem phía dưới) và nó đánh giá độ thoả dụng ở các độ tuổi khác nhau dựa trên quy luật một đổi một. Việc tôi lựa chọn loại bỏ vốn cân bằng gia đình chứng tỏ rằng những người về hưu không bán nhà vì những lý do tài chính hoặc thế chấp nhà khi họ về già.

62 Bản từ điển Bách Khoa Anh năm 1946 của tôi miêu tả thực tế về cuộc hành quân của những con lemmut mà " không bao giờ dừng lại cho tới khi chúng tới biển, nơi chúng sẽ nhảy xuống và bị nhấn chìm."

63 Sự khác nhau này được đưa ra trong Laibson (1999).

64 Xem Engen, Gale và Uccello (1999, trang 157-.

65 Xem Barsky, Kimball, Juster, and Shapiro (1997, trang 34).

66 Xem Laibson (1997), Laibson, Repetto và Tobacman (1998), Strotz (1956), Phelps and Pollak (1968), Loewenstein and Prelec (1992), and Ainslie (1992). Trong tác phẩm của Akerlof (1991) Tôi thấy đáng tiếc vì mình nhận thấy những công trình nghiên cứu trước đó về sự mâu thuẫn theo thời gian. Trong ngành kinh tế, điều này bao gồm includes Strotz (1956), Phelps và Pollak (1968), Thaler (1981), và Loewenstein (1987). Loewenstein và Thaler (1989) đưa ra một bản tổng kết xuất sắc về sự mâu thuẫn động bao gồm những thí nghiệm và học thuyết tâm lý. Xem Ainslie (1992).

67 Xem Madrian và Shea (2001).

68 Xem Bernheim, Skinner và Weinberg (2001) và Banks, Blundell, và Tanner (1998).
69 Những sự suy giảm như vậy có thể xảy ra nếu nghỉ hưu đi liền với những cú sốc do thu nhập thấp. Bernheim, Skinner, và Weinberg (2001, trang 854) cho rằng sự thay đổi như vậy là rất nhỏ.

70 Tất nhiên những người nghỉ hưu có nhiều thú vui và vì vậy một người có thể kỳ vọng mức tiêu dùng giảm đi vì những thú vui mới thay thế cho việc tiêu dùng. Điều này không phải dễ dàng nhưng có thể thực hiện được, thêm vào đó, để giải thích tại sao sự thay thế như vậy đa dạng một cách hệ thống với mức giàu có và với tỉ số thay thế doanh thu. Điều này có thể xảy ra nếu những người có những thị hiếu nhất định với các hoạt động giải trí khi nghỉ hưu có tỉ số thay thế doanh thu cao và đã tích luỹ được những khoản tiết kiệm lớn.

71 Từ 4.4 phần trăm tới 8.7 phần trăm. Hành vi này cũng được giải thích bằng lý thuyết viễn cảnh của Kahneman v Tversky (1979). Theo lý thuyết này, cơ cấu của quá trình đưa ra quyết định là quan trọng và mọi người thường chống lại việc thua lỗ. Trong bối cảnh này, người làm công không muốn giảm mức tiêu dùng.
72 Keynes (1936, p. 156).

73 Ví dụ, lấy từ một sự phân phối thông thường, việc dự báo đã đem lại một độ lệch bình phương nhỏ nhất giữa lần rút thăm thực sự và dự đoán là số trung bình của sự phân phối, đây là hằng số và không có dao động.

74 Ông đã ngoại suy cổ tức tương lai gấp nhiều lần so với trước những quan sát trước kia của ông. Tham khảo thử nghiệm tương tự của LeRoy và Porter (1981).

75Tham khảo Campbell và Shiller (1987). Mặc dù tác phẩm tour de force của Shiller ban đầu dường như đã nắm bắt được tình thế, nhưng tác phẩm này đã gặp phải hai vấn đề khó khăn về kỹ thuật. Vấn đề đầu tiên là nó đã giới thiệu một độ lệch mới vào quy trình của Shiller: cả chuỗi giá cổ phiếu lẫn tiền lãi cổ phần đều không ổn định và một chuỗi không ổn định thậm chí không tạo nên một dao động nào. Vấn đề thứ hai liên quan tới sự ngắn gọn trong ví dụ của Shiller và phép ngoại suy của ông về tiền lãi cổ tức tương lai. Allen Kleidon (1986) chỉ ra trong dữ liệu mô phỏng rằng sự khác nhau giữa những dao động trong giá cổ phiếu của Shiller và trong chuỗi cổ tức không đủ lớn loại bỏ một cách dứt khoát những giả thuyết thị trường không có hiệu quả khi tiền lãi theo bước ngẫu nhiên. Thử nghiệm Campbell-Shiller chú ý tới sự không ổn định của giá cổ phiếu và cổ tức, với điều kiện là hai chuỗi phải hợp thành một thể thống nhất. Việc thử nghiệm này cũng rất hợp lý nếu các công ty giải quyết ổn thoả cổ tức.
Tính không ổn định của giá cổ phiếu cũng có thể được giải thích bằng vòng quay tần suất trong tỉ lệ thực sự của tiền lãi cổ phiếu. Nhưng chu kỳ đó mâu thuẫn với hầu hết những lý thuyết cổ điển tiêu chuẩn của nền kinh tế, nơi mà lãi suất thực tế được quyết định chủ yếu bởi tình trạng của khoa học kỹ thuật, và tỉ số vốn-sản lượng. Trong mô hình cổ điển tiêu chuẩn cả khoa học công nghệ và tỉ lệ vốn sản lượng thay đổi rất chậm.

76 Nơi mà không phải quan trọng theo ý nghĩa thống kê, mối tương quan đó dường như không hề quan trọng.

77 West (1988) chứng minh giống như vậy về sức mạnh yếu kém của thử nghiệm thị trường hiệu quả của Kleidon sử dụng dữ liệu của Shiller.

78 Tham khảo Mehra (2001)

79 Sự thử nghiệm này vẫn rất xuất sắc ngay cả khi nó bị bác bỏ, vì hầu hết các lý thuyết tiêu dùng, cho dù tăng đến tột cùng hay không, cũng sẽ đưa ra một mối tương quan đáng kể giữa tỉ lệ của tiền lãi cổ phần và tỉ lệ tăng trưởng tiêu dùng. Ví dụ, mối tương quan như vậy sẽ xảy ra nếu người tiêu dùng có một thói quen tiêu dùng chỉ đơn thuần phụ thuộc vào tài sản hiện có của họ, hoặc là nếu như tính lạc quan đó dẫn tới việc làm tăng lãi cổ phần trong thị trường cổ phiếu cũng đồng thời dẫn tới việc yêu thích mua sắm. Parker (2001) đề nghị một giải pháp khả thi khác về vấn đề tiền lãi cổ phần.

80 Tham khảo Romer (1993).

81 Tham khảo tài liệu về lý thuyết q, đặc biệt là bao gồm cả Tobin (1969), Abel (1982), Hayashi (1982) và Summer (1981).

82 Tham khảo Myers (1974), Jensen và Meckling (1976). Lamont (1995) chỉ ra tính cân bằng kép xảy ra như thế nào bởi sự độc lập như vậy.
83 Những người Tây Ba Nha cũng có một lịch sử về sự phân biệt chủng tộc giống như vậy nhưng ít khắc nghiệt hơn.

84 Tham khảo [You must be registered and logged in to see this link.]


85 Vào năm 1996 có 530,140 tù nhân nam là người da đen và 213,100 người da đen không phải gốc Tây Ba Nha và 80,900 người tù gốc Tây Ba Nha ở cả hai giới. Có 462,500 nam và 55,800 nữ tù nhân. Ngoại suy tỉ lệ người da đen gốc Tây Ba Nha là .3 và tỉ lệ nam/nữ đối với người gốc Phi giống với người da trắng lên tới 211 814 người đàn ông gốc Phi vào tù năm 1996. Tỉ lệ đàn ông gốc Phi là khoảng 1/ 2 * (30 + .6* 4.7) triệu = 32.82/2 = 16.14 triệu. Kết quả ròng là khoảng 4.5 phần trăm trong tổng số đàn ông gốc Phi phải vào tù. Nguồn của tỉ lệ vào tù: Số dân vào tù của Hoa Kỳ năm 1996, Sở tư pháp Hoa Kỳ, Bảng 5.7, trang 82. Nguồn: [You must be registered and logged in to see this link.]

88 Tham khảo Levitt (1996).

89 Tham khảo Ferguson (1998) về hiệu quả của chất lượng giáo viên và Krueger và Whitmore (1999) về hiệu quả của quy mô lớp học.

90 Tham khảo Delpit (1995)

91 Glenn Loury (1995) cho rằng hành động quả quyết cũng có thể có những ảnh hưởng đối ngược: nó có thể làm trầm trọng thêm cảm giác bị loại bỏ ra khỏi xã hội và khiến họ cảm thấy mình không được hưởng những gì mình đạt được.
92 Tham khảo Hicks (1927) và Patinkin (1956).

Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com

Về Đầu Trang Go down

KINH TẾ VĨ MÔ DỰA TRÊN HÀNH VI VÀ HÀNH VI KINH TẾ VĨ MÔ (TIẾP)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Lớp Quản Lý Đất Đai-DH07QL :: GÓC HỌC TẬP :: Tài liệu chuyên ngành-