Diễn Đàn Lớp Quản Lý Đất Đai-DH07QL

Học tập, Giao lưu, Thảo luận, Trao đổi và Giải trí
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
News & Announcements
  • DH07QL - Forum
vietnaldo (741)
badong (348)
hoangxuanhung (150)
cristiano (110)
chuoi (103)
leduyson (89)
cafe_ko_duong (88)
vm@khuyen_277 (59)
Drizzle (58)
vomytrinh (41)

Tham nhũng đất đai: Do cơ chế giám sát chưa mạnh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giảThông điệp

Admin
vietnaldo
vietnaldo


Nam Tổng số bài gửi : 741
Points : 28756
Join date : 12/01/2010
Age : 35
Đến từ : Long An

Bài gửiTiêu đề: Tham nhũng đất đai: Do cơ chế giám sát chưa mạnh Tham nhũng đất đai: Do cơ chế giám sát chưa mạnh Empty4/3/2010, 21:26

Hàng loạt quan chức bị kỷ luật do vi phạm về đất đai, kèm theo đó là những vụ khiếu kiện kéo dài, theo TS Vương Quân Hoàng, Đại học Tổng hợp Brussels, Bỉ, phần lớn là do người ta vẫn bưng bít được thông tin và không nghĩ có thể bị phát hiện. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hoàng nói:


- Đất đai cần được nhận diện như một đối tượng của tham nhũng để có biện pháp phòng chống tương xứng. Ai được hỏi tính hợp lý của dự án? Ai được hỏi giá đất đền bù bao nhiêu là hợp lý, rồi việc thu hồi, mua bán có làm lợi cho quan chức nào? Khi từng thông tin trên phải được công bố, cơ chế giám sát rõ thì nguồn lực của nhà nước được bảo toàn và người dân cũng được lợi.

* Thưa ông, hiện quyền phân, giao, cho thuê đất đều nằm trong tay các chủ tịch UBND tỉnh, huyện... Phải chăng đó là điều khiến những người có quyền lực rất dễ tham nhũng đất đai?

Tiến sĩ Vương Quân Hoàng - nghiên cứu viên cấp cao của Trung tâm Emile Bernheim, Đại học Tổng hợp Brussels, Bỉ. Ông Hoàng nguyên là cán bộ Ngân hàng Thế giới tại VN từ 1996-2002; bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Brussels năm 2004 về đề tài thống kê kinh tế lượng về chuỗi thời gian tài chính. Hiện TS Hoàng đang tham gia nhiều chương trình, dự án nghiên cứu về kinh tế VN của Trung tâm Emile Bernheim.

- Có nhiều loại quyền lực khác nhau, các ông chủ tịch có quyền lực hành chính, đó chỉ là một trong 12 quyền lực được định nghĩa, trong đó có quyền lực thông tin, quyền lực cưỡng chế, quyền can thiệp, quyền lực chuyên gia, quyền lực tiền bạc, quyền lực do quan hệ...

Tất cả quyền lực trên đều có thể kiếm lợi bất chính từ đất đai. Ông chủ tịch có thể ký, một ông chuyên gia, với quyền góp ý, cũng có thể thu lợi lớn. Nguy hiểm nhất là các quyền lực trên cấu kết với nhau hòng trục lợi.

Vấn đề là khi có những người hưởng lợi thì sẽ có người bị hại. Khi một khu đất từ giá vài trăm ngàn đồng/m2, sau khi chuyển từ tay người nông dân sang người khác bỗng tăng lên vài chục triệu đồng/m2 thì rõ ràng người dân chịu thiệt.

* Sự không sòng phẳng với người dân đang là nguyên nhân chính khiến các quan chức dễ tham nhũng đất đai, như vậy quyền của người dân cần thay đổi?

- Nếu người ta cố tình trục lợi thì thực tế các quan chức có thể tạo bất công ở mọi khâu liên quan đến đất đai. Một mặt, việc thu hồi đất đang mang vóc dáng thị trường là sẽ trả bằng tiền, nhưng mặt khác nó hoàn toàn mang tính chất hành chính, qua quyết định hành chính.

Theo tôi, cần hiểu rõ và hiểu đúng hơn về quyền sở hữu của người dân. Đất đai là của Nhà nước nhưng khi đã trao quyền sử dụng cho một người, Nhà nước đã bắt đầu đấu giá đất theo giá thị trường thì khi thu hồi anh cũng phải có cơ chế thật sự thị trường. Nhưng thực tế hiện nay, chúng ta lại áp dụng hoàn toàn lối tư duy cũ, cách làm không thị trường khi thu hồi đất. Một người đến mua nhà của ông A, nếu cần quá thì phải tăng giá lên để mua được.

Nhưng một quyết định thu hồi đất thì không phải làm như vậy. Nếu chính quyền cần mảnh đất của ông A để cung cấp một dịch vụ công nào đó, thì phải hiểu hàng triệu người đóng thuế phải chấp nhận bù cho ông A một khoản tương xứng để được cung cấp một dịch vụ công đang cần đất kia. Khi công bằng, áp dụng cơ chế thị trường cho mọi loại hình giao dịch đất đai thì quan chức hay ai đó có mua, nhà nước cũng thu được nguồn lợi tương tự.

* Từ thực tế tham nhũng đất đai cho thấy cơ chế giám sát nguồn lực đất đai chưa đủ mạnh?

- Chính xác là như thế. Muốn giám sát, đầu tiên phải biết thông tin. Nhiều người đã có tài sản cực kỳ lớn nhờ tiếp cận được thông tin sớm. Thế thì mặt trái của nó là đã có người sử dụng quyền chặn luồng thông tin đó. Nếu chuyện lình xình nào được báo chí nhắc đến thì chuyện đó về cơ bản sẽ được giải quyết khá nhanh. Nhưng chỉ thi thoảng mới có những thông tin ra báo chí nên hệ quả là các thiết chế xử lý chỉ được lập để xử khoảng 30-40 vụ/năm. Nó cũng giống chuyện thiết chế để có cuộc ra quân làm đẹp thành phố trong ba ngày, trong khi để sạch trong 365 ngày nó phải rất khác. Nó không thể xuất phát từ việc ra một chỉ thị, hô một quyết tâm.

* Tham nhũng đất đai có xu hướng tăng một phần vì xử lý đôi khi rất khó?

- Đất đai bao giờ cũng tác động đến rất nhiều người nên cần được xử lý một cách nghiêm khắc. Gần đây ở bên Mỹ có một thị trưởng không ra quyết định nhưng bằng ảnh hưởng của mình, ra đề nghị tác động khiến một con đường vòng qua một khu casino. Chỉ cần chứng minh có quan hệ đủ gần để có thể nghi ngờ anh có động cơ mờ ám, ông thị trưởng đã ngay lập tức bị mất chức. Cơ chế giải quyết của họ khắt khe đến như vậy nhưng cũng chưa chắc đã đảm bảo 100% ngăn ngừa được tham nhũng liên quan đến đất đai. Nhưng ít nhất cơ chế giải quyết những bất minh về đất đai của những công chức VN, theo tôi, cũng cần được giải quyết mạnh mẽ như thế.
Về Đầu Trang Go down
https://quanly33.forumvi.com

Tham nhũng đất đai: Do cơ chế giám sát chưa mạnh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Lớp Quản Lý Đất Đai-DH07QL :: GÓC HỌC TẬP :: Tạp chí đất đai- bất động sản-